Mẹo văt
Kho cá mà cho thêm 1 nắm lá này, cá không tanh, thịt chắc, thơm ngon gấp bội
Kho cá nục hãy cho 1 nắm lá này, cá kho đạt chuẩn, thịt cá săn chắc cứng, xương rục không nát vỡ, gia vị sẽ thấm đều.
Mẹo chọn cá ngon
Mang cá
Khi chọn cá biển, bạn cần quan sát kĩ phần mang cá. Bởi đây là cơ quan hô hấp của cá, cá bơm nước qua mang để lấy oxy trong nước, do vậy hóa chất sẽ ảnh hưởng đến mang cá trước tiên.
Cá nục tươi, ngon có mang màu đỏ hồng tươi, khép chặt với miệng mang, không nhớt hoặc có mùi hôi.
Cá bị nhiễm chất hoặc cá ươn thì mang cá không sáng, có màu hồng thâm hoặc màu xám, nắp mang không khép chặt với miệng mang, nhớp và có mùi hôi.
Mắt cá
Sau mang cá, thì mắt cá là bộ phận tiếp theo chúng ta cần quan sát. Cá nục tươi ngon: mắt sáng, trong, giác mạc đàn hồi (ấn nhẹ vào mắt thì giác mạc lõm xuống sau đó trở về hình thái cũ)
Cá nục nhiễm hóa chất: mắt đục, không còn trong, thậm chí lồi ra bên ngoài
Cá nục ươn: mắt đục, lõm vào trong; giác mạc mất khả năng đàn hồi, nhăn nheo hoặc rách.
Vảy cá
Cá nục tươi ngon: vảy có màu sáng óng ánh, bám chặt vào thân, không nhớt và hôi hay niêm dịch
Cá nục nhiễm hóa chất: vảy mất màu sáng óng, dễ bong tróc khỏi thân, có mùi hôi
Thân cá
Cá nục tươi ngon có thân đàn hồi tốt, rắn chắc, lấy tay nhấn vào không có vết lõm.
Cá nục nhiễm hóa chất: Nếu cá bị nhiễm độc nặng thì sẽ có đầu to thân nhỏ, xuất hiện các đốm đen loang lổ, thậm chí biến màu đen toàn thân; khi nấu xuất hiện bọt đen, bốc mùi lạ.
Miệng và bụng cá
Cá nục tươi ngon thường ngậm kín miệng, răng đầy đủ. Cá nục ươn bị nhiễm độc thì miệng hé nhỏ, răng thường bị rụng.
Hậu môn dưới bụng của cá nục tươi có màu trắng nhạt ở sâu bên trong, bụng cá lép. Còn cá ươn có hậu môn bị lòi ra, có màu hồng hoặc đỏ, bụng cá phình ra.
Lưu ý: Nếu thấy cá có dấu hiệu còn tươi nhưng chỉ có mùi hôi, không có mùi tanh đặc trưng của biển thì cũng không nên mua vì có khả năng đã được ngâm tẩm khá lâu.
Nguyên liệu kho cá:
– 1 kg cá nục thật tươi lựa cá nhỏ càng ngon rửa sạch để ráo nước.
– Nước mắm ngon 1 muỗng cafe tiêu xay.
– Ớt cay nguyên trái tuỳ thích
– 2 muỗng canh mật mía 1 muỗng cafe bột nêm 2 muỗng canh đường
– 1 muỗng canh tỏi băm nhuyễn, 1 muỗng canh hành tím băm nhuyễn.
– 1 nắm lá chè tươi đun lấy nước.
Cách kho cá:
Bước 1:
– Cho nồi lên bếp cho 1 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh đường nấu nhỏ lửa đến lúc thấy màu cánh gián thì cho hành tỏi vào xào thơm tiếp đến cho nước mắm vào đun sôi.
– Tắt bếp rồi xếp cá vào nồi rồi đổ nước mắm ngon sấp mặt cá (muốn ăn nhạt thì bớt nước mắm lại cho thêm nước chè xanh vào. Nước chè xanh khử mùi tanh của cá và giúp cá săn chắc).
– Sau đó cho 1 muỗng canh bột nêm, 1 thìa cafe tiêu, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh mật mía và ớt nguyên trái, mấy củ hành tím lột vỏ ngoài rải lên mặt cá.
Bước 2:
– Bật bếp kho lửa lớn đến lúc cá bắt đầu cạn thì tắt bếp cho cá nghỉ khoảng 2-3 tiếng sau đó kho lần 2 nhỏ lửa đến khi cá keo sệt lại là được.
Nếu kho bằng nồi áp suất chế độ hầm 30 phút sau 2 tiếng mở nắp bật chế độ nấu cơm đến lúc nước cạn tắt bếp.
Lưu ý khi kho cá:
– Cá kho đạt chuẩn thịt cá sẽ săn chắc cứng, xương rục không nát vỡ, gia vị sẽ thấm đều.
– Cá kho xong đợi nguội cho vào hộp để tủ lạnh cả tháng vẫn không hư, khi nào ăn thì hâm nóng lại.
– Chọn cá phải thật tươi cá nục nhỏ sẽ ngon hơn cá nục lớn.
– Chỉ kho nước mắm ngon, không thêm nước lọc nếu muốn ăn nhạt thì cho thêm nước chè xanh.
– Làm nước màu bằng cách cho nước mắm
– Nên kho cá bằng chảo, cá sẽ ngấm đều và nhanh
– Ớt để nguyên trái kho cá ngon hơn.
Các bạn nêm nếm gia vị theo khẩu vị gia đình và nấu số lượng nhiều hay ít tuỳ thích.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách kho cá này!